Trong số 38 thị trường xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ của Việt Nam thì Hoa Kỳ là thị trường duy nhất đạt trên tỷ USD trong 7 tháng đầu năm 2017, chiếm 41,8% trong tổng kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng này của cả nước, đạt 1,78 tỷ USD, tăng 18,9% so với cùng kỳ.
Đứng sau thị trường chủ đạo Hoa Kỳ là 4 thị trường đạt kim ngạch trên 100 triệu USD gồm: Trung Quốc 627,64 triệu USD (chiếm 14,8%, tăng 17,2%); Nhật Bản 584,26 triệu USD (chiếm 13,7%, tăng 5,6%); Hàn Quốc 354,15 triệu USD (chiếm 8,3%, tăng 8,3%.)
Trong 7 tháng qua, xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ sang đa số các thị trường chủ đạo đều tăng kim ngạch so với cùng kỳ năm ngoái; trong đó, xuất khẩu tăng mạnh ở một số thị trường như: Đan Mạch (+56,4%); Tây Ban Nha (+37,5%), U.A.E (+32%), Thụy Điển (+32%), NaUy (+34%).
Tuy nhiên, xuất khẩu sang Hồng Kông, Mexico và Nam Phi giảm mạnh so với cùng kỳ, với mức giảm tương ứng 56,8%, 37,5% và 40% về kim ngạch.
Năm nay, triển vọng phát triển ngành gỗ và thủ công mỹ nghệ được dự báo sẽ tăng trưởng khả quan hơn, nhờ tác động của Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA) dự kiến có hiệu lực vào đầu năm 2018 và Hiệp định đối tác tự nguyện về thực thi lâm luật, quản trị rừng, thương mại gỗ và sản phẩm gỗ (VPA/FLEGT) vừa được Việt Nam và EU ký tắt vào tháng 5-2017.
Đây là những điều kiện thuận lợi, giúp các doanh nghiệp trong nước đẩy mạnh xuất khẩu gỗ và các sản phẩm gỗ. Triển vọng phát triển ngành này tại châu Âu trong năm 2017 được dự báo tăng trưởng khả quan hơn nhờ hoạt động xây dựng thị trường tại EU được đẩy mạnh.
Tới đây, hầu hết các sản phẩm thủ công mỹ nghệ và nội thất xuất khẩu từ Việt Nam sang EU sẽ được hưởng mức thuế 0% khi EVFTA có hiệu lực. Mức thuế này được áp dụng cho các sản phẩm gỗ chế biến và sản phẩm gỗ (mức thuế trước EVFTA là 3%); đồ nội thất bằng tre hoặc mây (mức thuế trước là 5,6%); ván ép gỗ (trước là 4%), đồ trang trí bằng gỗ (trước là 3%). Cam kết này sẽ cải thiện hoạt động thương mại giữa Việt Nam và EU một cách đáng kể.
Việc khó khăn và thách thức nhất đối với ngành gỗ là về các giấy chứng nhận tiêu chuẩn rừng, nguồn gốc gỗ là một thách thức với doanh nghiệp Việt Nam. Cụ thể là, trong những năm tới, các nước nhập khẩu gỗ sẽ yêu cầu phải có 100% gỗ có chứng chỉ tiêu chuẩn rừng và gỗ hợp pháp. Tuy nhiên, ở Việt Nam mới chỉ có khoảng 200 nghìn ha gỗ rừng trồng đã được cấp chứng chỉ FSC, chỉ chiếm 8% diện tích rừng trồng sản xuất của cả nước.
Vietfores dự báo, để kim ngạch xuất khẩu gỗ đạt 10 tỷ USD vào năm 2020 thì nguồn cung gỗ nguyên liệu sẽ cần thêm 4 – 5 triệu m3/năm. Như vậy, đây là một thách thức không nhỏ trên con đường thúc đẩy tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu sản phẩm gỗ và tiêu dùng trong nước.
Ông Nguyễn Tôn Quyền, Phó Chủ tịch Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam, cho rằng: Trong tương lai, đầu tư của các doanh nghiệp gỗ của Trung Quốc vào Việt Nam có thể sẽ gia tăng nhanh chóng. Nếu điều này xảy ra, các doanh nghiệp gỗ Việt Nam sẽ phải cạnh tranh khốc liệt với doanh nghiệp Trung Quốc để đảm bảo nguồn nguyên liệu gỗ cho sản xuất.
Xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ 7 tháng đầu năm 2017 (ĐVT: USD)
Thị trường XK |
7T/2017 |
7T/2016 |
% so sánh |
Tổng kim ngạch |
4.254.867.958 |
3.786.217.561 |
+12,38 |
Sản phẩm gỗ |
3.139.216.850 |
2.734.277.475 |
+14,81 |
Hoa Kỳ |
1.779.853.741 |
1.497.160.262 |
+18,88 |
Trung Quốc |
627.635.360 |
534.968.433 |
+17,32 |
Nhật Bản |
584.262.402 |
553.479.277 |
+5,56 |
Hàn Quốc |
354.154.028 |
326.975.808 |
+8,31 |
Anh |
166.017.245 |
184.138.581 |
-9,84 |
Australia |
88.272.932 |
89.470.641 |
-1,34 |
Canada |
88.162.079 |
72.102.462 |
+22,27 |
Đức |
64.337.999 |
57.811.082 |
+11,29 |
Pháp |
58.634.953 |
57.261.162 |
+2,40 |
Hà Lan |
45.064.049 |
40.869.325 |
+10,26 |
Đài Loan |
33.519.279 |
36.900.682 |
-9,16 |
Ấn Độ |
32.427.380 |
30.983.618 |
+4,66 |
Malaysia |
28.766.202 |
22.404.731 |
+28,39 |
Tây Ban Nha |
17.360.284 |
12.627.041 |
+37,48 |
Bỉ |
17.260.832 |
17.027.891 |
+1,37 |
Thụy Điển |
16.920.501 |
12.786.266 |
+32,33 |
Italia |
16.128.697 |
15.346.926 |
+5,09 |
U.A.E |
14.450.686 |
10.944.368 |
+32,04 |
NewZealand |
13.548.756 |
14.272.851 |
-5,07 |
Đan Mạch |
12.751.469 |
8.155.930 |
+56,35 |
Thái Lan |
12.126.753 |
11.399.187 |
+6,38 |
Ả rập Xê Út |
11.849.518 |
13.905.732 |
-14,79 |
Singapore |
10.578.119 |
9.018.236 |
+17,30 |
Hồng Kông |
9.537.513 |
22.079.817 |
-56,80 |
Thổ Nhĩ Kỳ |
8.287.068 |
8.620.146 |
-3,86 |
Ba Lan |
7.533.845 |
8.112.517 |
-7,13 |
Cô Oét |
5.499.267 |
4.225.405 |
+30,15 |
Nam Phi |
4.808.433 |
3.671.176 |
+30,98 |